Top 8 giải pháp chống thấm chân tường hiệu quả nhất

Tại sao chân tường của công trình bị thấm?

Không chỉ riêng tường nhà, tất cả các bộ phận trong công trình đều có nguy cơ bị thấm dột. Tình trạng thấm, dột chân tường có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

Do đặc tính của các loại vật liệu xây dựng bên trong

Tường công trình thường được xây dựng từ gạch vữa hoăc xi măng. Các loại vật liệu này tuy cứng rắn nhưng không có khả năng chống thấm nước khi tồn tại độc lập. Vì vậy, trải qua quá trình sử dụng lâu dài, chân tường xây dựng ở những nơi có độ ẩm cao, mưa nhiều hoặc gần nguồn nước thường xảy ra hiện tượng bị thấm ẩm, mọc rong rêu hoặc nấm mốc.

Do nhà thầu bỏ qua giai đoạn chống thấm khi thi công

Nhiều nhà thầu trực tiếp bỏ qua công đoạn chống thấm chân tường khi thi công. Bởi vì, gia chủ không có thỏa thuận từ trước hoặc nhằm tiết kiệm chi phí. Điều này dẫn tới tình trạng công trình bị thấm, dột và xuống cấp chỉ sau một thời gian ngắn do tác động của mạch nước ngầm hoặc nước mưa từ bên ngoài.

Do cắt xén vật liệu chống thấm hoặc sử dụng vật liệu chất lượng kém

Một số nhà thầu không uy tín, trực tiếp cắt xén vật liệu chống thấm hoặc thay thế bằng các loại vật liệu kém chất lượng có giá thành rẻ hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến lớp chống thấm chân tường không hiệu quả, dễ bị bong tróc, thấm dột sau khi thi công.

Do công trình đã sử dụng lâu năm

Đây là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn tới hiện tượng thấm dột chân tường. Ở các khu dân cư hoặc công trình cũ, lớp chống thấm ban đầu sẽ dần mất đi tác dụng. Vì vậy, khi nước mưa chảy từ bên ngoài vào hoặc xảy ra hiện tượng thấm dột thì chân tường cũng bị thấm theo.

Vai trò của công đoạn chống thấm chân tường

Chống thấm chân tường là một công đoạn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thi công xây dựng. Nếu chân tường không được chống thấm, nguy cơ bị thấm dột và nấm mốc sẽ rất cao. Về lâu dài, tình trạng này phát triển sẽ khiến cả bức tường trở nên loang lổ, mất đi tính thẩm mỹ.

Mặt khác, hiện tượng thấm dột trong thời gian dài còn có thể gây sụt lún, làm thay đổi kết cấu công trình. Từ đó, gây nguy hiểm cho người đang sinh sống trong căn nhà. Chống thấm chân tường giúp ngăn chặn các nguy cơ trên. Đồng thời, tăng tuổi thọ và duy trì công năng sử dụng của công trình.

Top 8 giải pháp chống thấm chân tường hiệu quả

Trong thi công xây dựng, có rất nhiều giải pháp chống thấm chân tường khác nhau. Mỗi giải pháp chống thấm lại có ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp và giới thiệu tới bạn 8 giải pháp chống thấm chân tường hiệu quả, được nhiều nhà thầu ứng dụng nhất.

Chống thấm chân tường bằng cách ốp gạch

Đây là một giải pháp chống thấm chân tường được sử dụng cho rất nhiều công trình. Cách chống thấm này sở hữu nhiều ưu điểm:

  • Vừa đem lại hiệu quả chống thấm cao, vừa có tác dụng trang trí: Gạch đá hoa lát tường cứng rắn và có bề mặt bằng phẳng, không tích nước. Do đó, hiệu quả chống thấm rất cao. Thêm vào đó, gạch lát có nhiều loại để bạn lựa chọn. Trên bề mặt gạch có màu sắc, hoa văn khác nhau nên có thể sử dụng để trang trí.
  • Cách thi công đơn giản: Khi thi công chống thấm chân tường bằng gạch lát, bạn chỉ cần dùng bay quét một lớp vữa mỏng lên bề mặt và ốp gạch đá hoa lên. Các công đoạn này không quá phức tạp, tốc độ thi công cũng nhanh chóng.
  • Vệ sinh dễ dàng: Với chân tường ốp gạch đá hoa, bạn có thể vệ sinh dễ dàng bằng rẻ lau hoặc dùng nước để rửa trực tiếp.

Ngoài các ưu điểm nêu trên, chống thấm chân tường bằng các ốp gạch cũng có một số nhược điểm nhất định. Theo các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, khi sử dụng giải pháp chống thấm này, phần chân tường được bảo vệ rất tốt. Tuy nhiên, phần tường không ốp gạch phía trên có thể bị thấm do hơi ẩm bên dưới thấm ngược lên.

Chống thấm chân tường bằng giấy dán tường

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp chống thấm chân tường này chính là giá rẻ, nhanh chóng, phù hợp với những công trình tạm như nhà trọ, cửa hàng cho thuê, ký túc xá. Thêm vào đó, quy trình chống thấm chân tường bằng giấy dán cũng đơn giản. Bạn chỉ cần mua loại giấy dán tường dạng decal về, lột lớp bảo vệ phía sau và áp trực tiếp lên tường.

Hiện nay, các loại giấy dán tường cũng rất đa dạng. Bạn có thể lựa chọn màu sắc và hoa văn theo sở thích của mình. Tuy vậy, đối với giải pháp chống thấm này, bạn nên lựa chọn các loại giấy bề mặt cứng cáp, có độ dai, không dễ bị rách do thấm nước. Hoặc lựa chọn một số loại vật liệu thay thế có đặc tính như gạch ốp hay đá hoa.

Về nhược điểm, lớp chống thấm bằng giấy dễ bị bong tróc do tác dụng của nhiệt độ, độ ẩm nên độ bền không được đánh giá cao. Phương pháp chống thấm chân tường này không thích hợp với những công trình sử dụng lâu dài hoặc đòi hỏi tính thẩm mỹ cao.

Sử dụng hỗn hợp vữa trộn xi măng để chống thấm chân tường

Đây là giải pháp chống thấm chân tường truyền thống, thường sử dụng cho các dạng nhà ống hoặc nhà xây cấp 4 ở nông thôn. Quy trình chống thấm bằng phương pháp này như sau:

  • Tại vị trí sát chân tường, người thợ dùng máy móc hoặc dụng cụ chuyên dụng đục một lớp vữa;
  • Chuẩn bị hỗn hợp vữa + xi măng trộn theo tỉ lệ 1:1. Hỗn hợp này không quá cứng cũng không được quá lỏng.
  • Quét hỗn hợp đã chuẩn bị lên bề mặt chân tường, dùng bay láng mịn. Sau đó, dùng hỗn hợp vữa có trộn thêm chất phụ gia chống thấm phủ đều lại một lần nữa.

Phương pháp chống thấm chân tường này có ưu điểm nhanh gọn, giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, hiệu quả chống thấm không mang tính tuyệt đối. Bởi vì, nước len vào theo các mao mạch và dẫn tới hiện tượng thấm ngược.

Chống thấm chân tường bằng cách tạo dầm cách ẩm

Khi chống thấm chân tường bằng giải pháp này, người thợ sẽ phải dùng khoan, đục, máy cắt để tạo một rãnh làm dầm cách ẩm. Sau đó, dùng vữa tự chảy AC Grout hoặc Sika đổ đầy vào rãnh đã đục.

So với phương pháp sử dụng giấy dán tường hoặc ốp gạch, hiệu quả chống thấm của dầm cách ẩm cao hơn. Tuy nhiên, việc khoan đục có thể làm ảnh hưởng tới kết cấu công trình, gây ra hiện tượng sụt lún. Chính vì vậy, phương pháp chống thấm này ít được sử dụng cho các công trình lớn.

Chống thấm chân tường bằng keo PU Foam

Keo PU Foam cũng là một loại vật liệu chống thấm rất nổi tiếng, thường được sử dụng chống thấm ngược cho các công trình hoặc xử lý rò rỉ trên kết cấu bề mặt bê tông.

Khi gặp nước, keo PU Foam sẽ tạo thành một lớp bọt. Đặc tính của lớp bọt này là có tính đàn hồi và mật độ tập trung phân tử cao. Nhờ đó mà keo PU Foam có khả năng lấp đầy các khe nứt và chống thấm triệt để.

Chống thấm chân tường bằng dung dịch Water Seal DPC chuyên dụng

Water Seal DPC là chất chống thấm chuyên dụng, tồn tại dưới dạng tinh thể giống như keo. Nguyên lý hoạt động của loại chất chống thấm này như sau: Sau khi quét lên bề mặt chân tường, Water Seal DPC sẽ thẩm thấu vào sâu dưới lớp gạch và bê tông. Chất chống thấm dạng gel này tạo thành một lớp màng bảo vệ bịt kín các lỗ rỗng. Nhờ đó, nước và hơi ẩm không thể chui theo các mao mạch thấm vào chân tường.

Quy trình chống thấm chân tường bằng Water Seal DPC bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Người thợ tiến hành đục vữa tại vị trí sát chân tường cần thi công chống thấm

Lớp vữa bên ngoài chân tường này có chiều dài khoảng 30 – 40cm (tùy từng công trình). Khi tiến hành đục vữa, người thợ phải nắm chắc kỹ thuật, tránh trường hợp làm ảnh hưởng tới kết  cấu bên trong của công trình.

  • Bước 2:  Khoan, lắp đặt phễu trong chân tường để đổ hóa chất

Tại vị trí cách nền chân tường khoảng 15 – 20cm, dùng máy khoan để khoan một lỗ nghiêng 45 độ so với bề mặt tường. Độ sâu của lỗ khoan khoảng 11cm (nếu tường có độ dày khoảng 10cm).

Nếu độ dày của tường là 20cm thì khoan 2 mũi. Trong đó, mũi thứ nhất nghiêng 45 độ so với bề mặt và sâu 10cm (tính từ hàng gạch dưới lên). Độ sâu của mũi thứ 2 là 22cm.

  • Bước 3: Làm sạch bề mặt chân tường cần chống thấm và lắp đặt  ống dẫn

Trước tiên, bạn dùng máy bơm hoặc chổi quét chuyên dụng loại bỏ các loại bụi bẩn trên bề mặt chân tường.  Tiếp đó, đổ một lượng nước nhỏ, đồng thời đặt ống dẫn dung dịch vào các lỗ đã khoan.

  • Bước 4: Đổ dung dịch Water Seal DPC vào các lỗ đã khoan.

Đổ dung dịch Water Seal DPC một cách từ từ vào lỗ đã khoan. Liều lượng mỗi lần đổ khoảng 30 – 35ml, không nên đổ quá nhiều một lần, tránh tình trạng Water Seal DPC bị trào ra ngoài. Quan sát tới khi nào thấy miệng lỗ khoan đầy thì dừng lại. Trung bình sẽ cần khoảng 1.5l Water Seal DPC cho 1m tường tương ứng.

  • Bước 5: Trám lỗ khoan

Dùng hỗn hợp vữa + xi măng + cát + nước + Water Seal DPC trám kín miệng các lỗ khoan ngay sau khi đổ đầy dung dịch chống thấm.

Chống thấm chân tường bằng sơn chống thấm chuyên dụng

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sơn chống thấm nổi tiếng như Koval, Dulux, Sika,… Bạn có thể sử dụng một trong các loại sơn chống thấm này để quét chống thấm bề mặt chân tường ở trong nhà.

Bề mặt chân tường trong nhà bằng phẳng. Hơn nữa, không phải là nơi chịu tác động trực tiếp từ các yếu tố bên ngoài môi trường như nước mưa, nhiệt độ,.. Vì vậy, sau khi hoàn tất quá trình thi công, bạn chỉ cần chờ bề mặt chân tường khô. Sau đó, mua sơn chống thấm về và quét lần lượt 3 lớp trên bề mặt. Thời gian quét mỗi lớp cách nhau khoảng 8 tiếng.

Đây là một giải pháp chống thấm tương đối hiệu quả lại đảm bảo tính thẩm mỹ. Một số loại sơn còn cho phép bạn lau dọn dễ dàng bằng rẻ khi xuất hiện bụi bẩn.

Giải pháp chống thấm chân tường ngược, không cần đục vữa

Nếu chân tường nhà bạn xuất hiện tình trạng thấm ngược từ bên ngoài vào thì chống thấm ngược, không cần đục lỗ là giải pháp tối ưu nhất. Đặc biệt, đối với các khu vực chân tường nằm giáp ranh với công trình nhà bên cạnh hoặc chưa được trát vữa từ bên ngoài.

Để thi công chống thấm chân tường bằng phương pháp này, bạn cần chuẩn bị hai loại vật liệu, bao gồm: Water Seal DPC (dạng dung dịch) và Fosroc TGP (dạng bột).

Cách thức tiến hành như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần thi công. Công dụng chống thấm của vật liệu chỉ được phát huy tối đa khi bề mặt sạch sẽ.
  • Bước 2: Dùng bình phun mini hoặc máy bơm để làm ẩm bề mặt. Sau đó, chờ một thời gian để bề mặt khô và không quá ẩm ướt.
  • Bước 3:  Trộn đều hai loại vật liệu Water Seal DPC và Fosroc TGP đã chuẩn bị theo tỉ lệ 1:3.
  • Bước 4: Dùng hỗn hợp vừa trộn quét lần lượt 2 hoặc 3 lớp chống thấm lên bề mặt chân tường. Thời gian quét chống thấm mỗi lần cách nhau khoảng 2-4 tiếng.
  • Bước 5: Chờ khi lớp chống thấm cuối cùng khô, phủ thêm một lớp sơn chống thấm lên bề mặt để đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình.

Những lưu ý khi thi công chống thấm chân tường

Trong quá trình thi công chống thấm chân tường, để đạt được hiệu quả chống thấm tốt nhất, người thi công phải ghi nhớ các lưu ý sau:

  • Tuyệt đối không bỏ qua bước làm sạch bề mặt: Dù áp dụng phương pháp chống thấm nào, bạn cũng tuyệt đối không được bỏ qua công đoạn làm sạch bề mặt. Bởi vì, chỉ khi bề mặt sạch sẽ, không dính bụi bẩn hay lớp sơn bong tróc thì khả năng kết dính của các loại vật liệu mới duy trì ở trạng thái tốt nhất.
  • Lựa chọn loại vật liệu chống thấm chất lượng: Các loại vật liệu chính hãng, chất lượng sẽ đảm bảo độ bền của lớp chống thấm có thể kéo dài ít nhất khoảng 10 – 15. Ngược lại, khi bạn sử dụng các loại vật liệu chất lượng kém, hiệu quả chống thấm sẽ không cao.
  • Lựa chọn phương pháp thi công chống thấm phù hợp: Tính chất chân tường ở mỗi khu vực sẽ khác nhau. Do đó, bạn cần đánh giá tình trạng thực tế để lựa chọn giải pháp chống thấm phù hợp. Ví dụ như chân tường ở khu vực nhà tắm, nhà vệ sinh thường xuyên phải tiếp xúc với nước, phương pháp chống thấm phù hợp nhất là lát gạch đá hoa. Chiều cao của lớp chống thấm này ít nhất phải bằng 2/3 chiều cao tường nhà tắm.
  • Bảo trì lớp chống thấm thường xuyên: Mặc dù, vật liệu tốt có thể đảm bảo độ bền của lớp chống thấm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn vẫn nên quan sát bề mặt chân tường thường xuyên. Nếu phát hiện ra có hiện tượng thấm dột thì phải sửa chữa, bảo trình kịp thời. Thói quen này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí dành cho việc thi công chống thấm lại.

 

Các tin tức khác:

  • Top 10 vật liệu chống thấm tốt nhất năm 2024

    Vật liệu chống thấm là gì? Vật liệu chống thấm là những vật dụng có khả năng bảo vệ các công trình xây dựng khỏi sự thấm nước từ môi trường bên ngoài hoặc bên trong. Bên ngoài ví dụ như nước mưa, bên trong ví dụ như nước hồ bơi. Các vật liệu chống…

  • Ưu và nhược điểm của chống thấm màng khò

    Chống thấm màng khò có ưu điểm và nhược điểm gì? Mỗi phương pháp chống thấm đều có những ưu – nhược điểm riêng. Chống thấm màng khò cũng vậy. Nắm rõ những ưu điểm, nhược điểm sau đây sẽ giúp gia chủ ứng dụng phương pháp chống thấm này hiệu quả hơn. Ưu điểm…